image banner
TUYÊN TRUYỀN LUẬT AN NINH MẠNG VÀ TRÁCH NHIỆM SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI
 

TUYÊN TRUYỀN LUẬT AN NINH MẠNG VÀ TRÁCH NHIỆM SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI 

TUYÊN TRUYỀN LUẬT AN NINH MẠNG VÀ TRÁCH NHIỆM  SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI 

 

Thời gian qua, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh còn xảy ra và tiềm ẩn phức tạp về ANTT; các đối tượng phạm tội trẻ hóa, hành vi phạm tội tinh vi hơn:

Chỉ tính riêng năm 2023, trên địa bàn tỉnh xảy ra nhiều vụ việc với đối tượng phạm tội là học sinh, sinh viên. Một số loại tội phạm chiếm tỷ lệ cao như: xâm hại sức khỏe người khác; trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích.  Các tội phạm về ma túy cũng có nhưng chiếm tỷ lệ ít hơn.

Đối tượng phạm tội thì chủ yếu tập trung ở lứa tuổi từ 16 đến 18 tuổi. Trong đó chủ yếu là nam giới.

Địa bàn xảy ra các vụ phạm tội tập trung chủ yếu tại thành phố Bắc Giang chiếm gần một nửa, còn lại là trên địa bàn các huyện.

Hiện nay, tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội về ma túy và bạo lực học đường, sử dụng mạng xã hội đối với các em học sinh, sinh viên đang là vấn đề nóng hổi và là sự quan tâm của các bậc phụ huynh, nhà trường và của toàn xã hội.

Tìm hiểu Luật An ninh mạng và trách nhiệm sử dụng mạng xã hội đối với học sinh.

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT AN NINH MẠNG

Với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, không gian mạng trở thành một bộ phận cấu thành không thể thiếu và đóng vai trò quan trọng trong xây dựng xã hội thông tin và phát triển kinh tế tri thức; không gian mạng đã mang lại lợi ích to lớn cho xã hội cũng như làm thay đổi nhận thức, hành vi và lối sống của con người.

Tuy nhiên Không gian mạng đem lại những thách thức như”

(thứ nhất) Không gian mạng và một số loại hình dịch vụ, ứng dụng công nghệ thông tin đang bị các thế lực thù địch, phản động sử dụng để thực hiện âm mưu tiến hành “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố”, “diễn biến hòa bình” nhằm xóa bỏ chế độ chính trị ở nước ta. Tình trạng đăng tải thông tin sai sự thật, làm nhục, vu khống tổ chức, cá nhân, trái với thuần phong mĩ tục, văn hóa dân tộc tràn lan trên không gian mạng nhưng chưa có biện pháp quản lý hữu hiệu, dẫn tới nhiều hậu quả đáng tiếc về nhân mạng, tinh thần, thậm chí ảnh hưởng tới chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. 

Ví dụ minh họa: Đăng tin sai sự thật về dịch Covid -19 trên địa bàn tỉnh.

1. Ngày 13/4/2020, Công an huyện Yên Dũng xử phạt vi phạm hành chính đối với Hoàng Như  Ý (sinh năm 2000) trú tại thôn Thành Công, xã Tiền Phong vì đăng tải thông tin sai sự thật về dịch bệnh trên mạng xã hội Facebook. Công an huyện Yên Dũng đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối tượng 12.5 triệu đồng.

2. Ngày 26/8/2020, Công an tỉnh Bắc Giang đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 01 đối tượng ở thị trấn Thắng, huyện Hiệp Hòa vì đăng tải thông tin sai sự thật trên face với nội dung” Khẩu trang tái chế nhập lậu Từ Trung Quốc vào Việt Nam nghi có chứa Covid-19, bà con cẩn thận khi mua, đừng thấy rẻ mà ham hố nhé cả nhà”

Ví dụ: đăng bài trái với thuần phong mỹ tục, truyền thống dân tộc như:

3. Hưng Vlog (xuân hương, lạng giang) bị sở thông tin và truyền thông tỉnh Bắc Giang xử phạt 7,5 triệu đồng vì quy clip “nấu cháo gà nguyên lông” rồi đăng lên youtube; “troll lấy cắp tiền, đập bể heo đất của em gái, em trai đi ăn và cái kết”

Những ví dụ nêu trên đã ảnh hưởng rất lớn đến tâm lí, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân; ảnh hưởng đến suy nghĩ và sự phát triển của giới trẻ.

(thứ hai)  Hoạt động phạm tội trên không gian mạng ngày càng gia tăng về số vụ, thủ đoạn tinh vi gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, ảnh hưởng đến tư tưởng, văn hóa, xã hội. 

Ví dụ minh họa: Từ đầu năm 2020 đến nay, lực lượng Công an tỉnh Bắc Giang đã thụ lý giải quyết 33 tin báo tố giác tội phạm về sử dụng công nghệ cao, mạng viễn thông để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Thiệt hại ước tính hơn 10 tỉ đồng (qua mạng zalo, facebook... giả danh Công an, cán bộ ngân hàng, người thân để chuyển tiền).

* MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC THỦ ĐOẠN LỪA ĐẢO TRÊN MẠNG HIỆN NAY

1. Giả danh các cơ quan chức năng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Đối tượng tự xưng là cán bộ thuộc lực lượng Công an, Viện kiểm sát, Tòa án gọi điện cho bị hại, thông báo số tiền trong tài khoản ngân hàng của bị hại có liên quan đến vụ án mua bán ma túy, rửa tiền và sẽ có lệnh bắt nếu bị hại không phối hợp. Để thuận lợi phối hợp công tác, đối tượng yêu cầu bị hại chuyển tiền để xác minh, làm rõ, nếu không liên quan thì sẽ trả lại trong vòng 24h nhưng thực chất là chiếm đoạt.

2. Lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Đối tượng tạo lập các tài khoản mạng xã hội mạo danh người khác, hoặc chiếm quyền sử dụng tài khoản mạng xã hội của người khác sau đó nhắn tin nhờ các tài khoản bạn bè của người bị mạo danh chuyển tiền để chiếm đoạt.

3. Tạo lập các ứng dụng nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Đối tượng tạo lập các ứng dụng (Apps) phục vụ việc đầu tư tài chính, mua bán trực tuyến bằng việc nạp tiền vào tài khoản để quy đổi sang các đơn vị tiền ảo khác. Đối tượng mở rộng hệ thống, thu hút người dùng rồi sau đó đánh sập hệ thống để chiếm đoạt tiền của người dùng.

4. Tổ chức đánh bạc, đánh bạc sử dụng công nghệ cao

Hình thức này các em học sinh, sinh viên tham gia rất là nhiều: Thường xin tiền của bố mẹ,  lập tài khoản trên mạng, nạp tiền  thông qua thẻ cào điện thoại để mua điểm ảo, sau đó chơi các game, các loại hình cá độ trên mạng.

5. Link clip, hình ảnh nóng

Dạng lừa đảo này thường xuyên xuất hiện dưới dạng comment kèm theo link dưới các bài viết trong các group. Nạn nhân vì tò mò mà bấm vào, dẫn đến bị chiếm đoạt tài khoản facebook và thông tin cá nhân. Chưa kể đường link đó còn kèm theo yêu cầu cài đặt phần mềm mà bị kiểm soát cả máy tính.

6. Tặng quà từ nước ngoài

Đánh vào tâm lí sính ngoại của nạn nhân, đối tượng lừa đảo sẽ giả mạo người nước ngoài, sau khi nói chuyện một thời gian đề nghị được tặng nạn nhân một món quà, nhưng để nhận được món quà đó tì nận nhân phải chi một khoản thanh toán chi phí hải quan và phí vận chuyển.

7. Giả mạo bán hàng

Đối tượng lừa đảo mở ra các page bán hàng online trên mạng xã hội, yêu cầu khách hàng phải ứng trước một khoản tiền trước khi giao hàng. Những khách hàng nhẹ dạ, cả tin sau khi ứng tiền cho các đối tượng lừa đảo sẽ bị chặn tài khoản và không thể nào lấy lại tiền.

Trước những thách thức trên đòi hỏi cần phải có một hành lang pháp lý vệ bảo vệ an ninh quốc gia; xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi tổ chức, cá nhân. Từ đó, Luật an ninh mạng được nhà nước ban hành và có hiệu lực từ 01/01/2019.

Sau đây là một số hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng:

1. Tổ chức hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt lôi kéo, đào tạo huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2. Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc.

3. Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế- xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

4. Hoạt động xâm hại mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc, đạo đức, xã hội, sức khỏe cộng đồng.

Hiện nay, tình trạng xâm hại trẻ em qua mạng xã hội rất là nhiều, đặc biệt là xâm hại tình dục đối với các trẻ em nữ. (là đối tượng dễ bị dụ dỗ). các đối tượng phạm tội thường giả danh người nổi tiếng, công an, bác sĩ, kết bạn làm quen, rủ đi chơi, tặng quà, sau đó là gạ tình; xâm hại trẻ em. Đây là những thủ đoạn thường sử dụng hiện nay của các đối tượng

Có một điểm mới là tại Điều 29 của Luật An ninh mạng đã quy định cụ thể về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.

Vậy việc sử dụng mạng xã hội làm sao để đảm bảo hiệu quả, phục vụ vào những mục đích chính đáng mà không bị xâm phạm quyền và lợi ích các nhân.

Vậy, việc sử dụng mạng xã hội đem lại những lợi ích gì, những ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội và trách nhiệm của mỗi em học sinh như thế nào.

1. Học tập mọi lúc, mọi nơi: Học sinh, sinh viên có thể trao đổi thông tin học tập, thông báo lịch học, trao đổi bài, chia sẻ cho nhau những phần kiến thức bổ ích, các trang web và những đường link phục vụ công việc học tập, tra cứu thông tin. (cái này là quan trọng nhất đối với các em học sinh)

2. Được giới thiệu bản thân mình với mọi người: Chúng ta được giới thiệu tính cách, sở thích của bản thân trên mạng xã hội và nó có thể giúp chúng ta tìm kiếm những cơ hội phát triển khả năng của bản thân.

3. Kết nối với bạn bè: Chúng ta có thể biết được nhiều thông tin về bạn bè hoặc người thân bằng cách kết bạn trên mạng xã hội. Chúng ta có thể gặp gỡ giao lưu kết bạn với tất cả mọi người trên thế giới có cùng sở thích hay quan điểm giống mình. Từ đó có thể xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn.

4. Tiếp nhận thông tin, học hỏi kiến thức và kĩ năng: Việc cập nhật thông tin trỏng một xã hội hiện đại là điều nên làm và cần phải làm, nó giúp chúng ta dễ dàng tìm hiểu, nắm bắt được nhiều thông tin quan trọng, học hỏi thêm rất nhiều kiến thức, trau dồi kĩ năng giúp cho bạn hoàn thiện bản thân mình hơn nữa.

5. Kinh doanh: Bán và mùa hàng online không còn xa lạ với tất cả chúng ta vì thế mạng xã hội là một môi trường kinh doanh hết sức lí tưởng.

6. Bày tỏ quan điểm cá nhân: Trải qua rất nhiều hoạt động căng thẳng trong cuộc sống, học tập mỗi con người cần bầy tỏ và cần nhận được sự chia sẻ để chúng ta cảm thấy thanh thản hơn. Thế nhưng việc chia sẻ vấn đề của mình ngoài đời thực đôi khi trở nên khó khăn với một số người ít nói. Chính vì thế việc viết ra những suy nghĩ của mình qua bàn phím máy tính sẽ giúp chúng ta giải tỏa được phần nào.

Ví dụ: Có bạn nào đỗ vào Học viện cảnh sát nhân dân, không có cơ hội gặp lại mọi người thì đăng lên face: “Con đã làm được, cảm ơn bố mẹ, gia đình, thầy cô và đặc biệt là ai đó…và để trái tim”

Ngoài những lợi ích mạng xã hội đem lại thì nó ảnh hưởng như thế nào đối với chúng ta.

1. Sử dụng mạng xã hội quá nhiều sao nhãng thời gian học tập

2. Lãng phí thời gian lên mạng chỉ chát chít, tán gẫu, bình phẩm, trêu trọc nhau, thâm chí bới móc, xỉa xói và nói xấu người khác, đăng video clip đánh nhau, bạo lực học đường trên mạng xã hội.

Ví dụ: Theo cục hình sự, bộ công an cho biết : Từ 2015-2020 các địa phương phát hiện, đấu tranh 156 vụ/167 đối tượng với 155 nạn nhân. Các vụ xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục lợi dụng thủ đoạn sử dụng mạng xã hội, cũng có chiều hướng phức tạp, khó kiểm soát. Đáng lo ngại tình trạng thanh thiếu niên, đặc biệt là học sinh các trường đam mê, lợi dụng mạng xã hội để bình phẩm, bình luận tục tĩu , thậm chí qua mạng nói xấu cả thầy cô, phụ huynh, thách thức nhau trên mạng sau đó thực hiện các hành vi bạo lực học đường, bạo hành cô lập nhau.. nhiều trường hợp đã dẫn đến tử vong.

Trong thời gian qua bạo lực học đường trên địa bàn tỉnh được kiềm chế, không còn tiềm ẩn phức tạp,  tuy nhiên vẫn còn gây tâm lí lo lắng trong phụ huynh, học sinh, sinh viên.

Thống kê từ năm 2018-2020, trên địa bàn đã xảy ra 13 vụ, 41 đối tượng là học sinh, sinh viên có hành vi cố ý gây thương tích và xâm hại sức khoẻ người khác

Nguyên nhân của các vụ việc do mâu thuẫn bột phát, xảy ra ở phạm vi ngoài nhà trường, đối tượng thực hiện hành vi chủ yếu là nam sinh. Đặc biệt, ngày 16/5/2020, tại huyện Hiệp Hòa, đối tượng nữ là học sinh lớp 11 sử dụng khung khí (dao) đâm bị thương một nam sinh khác lớp, xuất phát từ mâu thuẫn cá nhân. Đa số vụ việc chưa gây hậu quả nghiêm trọng, phần lớn các nhà trường không nắm được hoặc nắm được nhưng không báo cáo cơ quan chức năng.

3. Không biết tận dụng và phát huy mạng xã hội để chia sẻ thông tin hữu ích, truy cập thông tin phục vụ học tập, trao đổi bài và nâng cao kiến thức ngoài giờ lên lớp.

4. Không biết tìm kiếm và xem các video, hình ảnh liên quan đến học tập, mở rộng hiểu biết về thế giới quan.

5. Chìm đắm trong thễ giới ảo, dần dần mất đi sự tự tin, năng động vốn có của thế giới trẻ, suy thoái đạo đức tinh thần khi thường xuyên xem các tin tức và hình ảnh xấu liên quan đến bạo lực...

Đấy là những ảnh hưởng tiêu cực của việc không biết lựa chọn thông tin, sử dụng quá nhiều thời gian cho việc lên mạng.

Câu 2: Trách nhiệm của học sinh khi sử dụng mạng xã hội là gì (hỏi các em)

1. Khi sử dụng mạng xã hội phải chủ động về thời gian: Khi sử dụng mạng xã hội hiệu quả, các em học sinh cần phải đặt ra quy tắc và kỉ luật với bản thân (1 ngày sử dụng 30 phút hay 1 tiếng).

2. Lựa chọn việc tham gia các hội, nhóm bảo đảm tốt cho việc học tập: Tham gia hội nhóm thích hợp để học hỏi, nâng cao trình độ của bản thân và cũng tránh tham gia quá nhiều hội nhóm, trang hội không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi, ảnh hưởng đến việc học tập.

3. Sử dụng mạng xã hội như công cụ hữu ích phục vụ cho công việc của bản thân

Trao đổi công việc, bài học với các thầy cô giáo, tìm kiếm đề luyện thi, thông tin hữu ích cho việc học tập, nghiên cứu.

4. Khi sử dụng cần phải quan tâm đến quy định pháp luật về sử dụng mạng xã hội. Không đăng tải, chia sẻ những thông tin sai sự thật, kích  động ,biểu tình, chống phá đảng, nhà nước….

5. Không kết bạn với đối tượng lạ, không rõ nguồn gốc, thông tin, sử dụng nick ảo, chia sẻ những thông tin không chính thống, thông tin không xác thực... để đảm bảo an toàn cho cá nhân, cộng đồng và xã hội.

Như vậy, Sử dụng mạng xã hội hiệu quả, có chọn lọc thông tin, giúp chúng ta tìm hiểu, học tập được nhiều kiến thức bổ ích, phát huy được những sở trường, kỹ năng của bản thân.

Sau khi trao đổi xong chuyền đề này, mong rằng không chỉ các em học sinh mà tất cả chúng ta, mọi con người, mọi tầng lớp xã hội, mọi thành phần đều là người sử dụng mạng xã hội thông minh!

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ PHÙNG MINH - HUYỆN NGỌC LẶC - TỈNH THANH HÓA
Địa chỉ: Thôn  - Phùng Minh - Ngọc Lặc - Thanh Hóa
Chịu trách nhiệm nội dung:
Người phát ngôn:
Bản quyền thuộc về: UBND XÃ PHÙNG MINH - HUYỆN NGỌC LẶC - TỈNH THANH HÓA
image banner